Mẫu báo cáo Google Ads đo lường chuyển đổi cụ thể nhất

1. Mẫu báo cáo Google Ads chính chủ từ Google

Google hiện nay đang cung cấp các mẫu báo cáo dành cho dịch vụ Google Ads cũng như Marketing nói chung nhằm giúp nhà quảng cáo có cái nhìn tổng quan về chiến dịch quảng cáo của mình và nắm bắt được những con số thể hiện hiệu quả quảng cáo.

Có rất nhiều mẫu quảng cáo được Google tung ra, mỗi mẫu báo có những đặc trưng riêng tuỳ vào nhu cầu của bạn. Bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo Google Ads tại đây.

Một số mẫu báo cáo tiêu biểu được sử dụng như:

1.1 Mẫu báo cáo Google Ads tìm kiếm

1.2 Mẫu báo cáo Google Ads Shopping

1.3 Mẫu báo cáo Google Ads hiển thị

 

2. Những thành phần cần có trong báo cáo Google Ads

Để đảm bảo bản báo cáo của bạn cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để đánh giá chiến dịch thì bạn cần bao gồm những thành phần thiết yếu sau trong báo của Google Ads của bạn:

2.1 Từ Khóa (Keywords)

“Từ khoá” trong Google Ads có thể được coi như cầu nối giữa quảng cáo của bạn và khách hàng. Khách hàng truy vấn từ khoá và Google sẽ trả kết quả phù hợp với từ khoá đó kể cả kết quả quảng cáo.

Chính vì thế, trong báo cáo bạn cần có số liệu về các từ khoá bạn dùng để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

2.2 Hiển Thị (Impression)

Bất cứ khi nào quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm qua Google, điều này được tính là một “lần hiển thị” trong Google Ads.

Về cơ bản, đó là số lần quảng cáo của bạn được “nhìn thấy”, mặc dù đây là một thuật ngữ nên được sử dụng một cách lỏng lẻo — chỉ vì quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, điều đó không có nghĩa là người dùng thực sự đã nhìn thấy nó.

2.3 CTR

“CTR” trong Google Ads là tỷ lệ tổng thể của tần suất những người xem quảng cáo thực sự nhấp vào quảng cáo của bạn. Nó được tính bằng cách chia tổng số nhấp chuột mà quảng cáo của bạn nhận được cho tổng số lần hiển thị.

2.4 Click

“Click” trong Google Ads được ghi lại bất kỳ khi nào ai đó nhấp vào bất kỳ văn bản liên kết màu xanh lam nào trong quảng cáo của bạn.

Điều quan trọng cần lưu ý là nếu ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn và không thể truy cập trang web của bạn (lỗi 404, sự cố wifi, v.v.) thì mức độ tương tác của họ sẽ vẫn được ghi lại dưới dạng nhấp chuột.

2.5 Chuyển Đổi (Conversions)

“Lượt chuyển đổi” trong Google Ads được tính bất cứ khi nào người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn và sau đó thực hiện một hành động mà bạn đã xác định là quan trọng (tức là lượt truy cập vào một trang web cụ thể, đăng ký, v.v.).

2.6 CPA (Chi phí/Chuyển đổi)

“CPA” trong Google Ads được xác định cho mỗi hành động liên quan trực tiếp đến một số loại chuyển đổi, trong đó doanh số và lượt đăng ký là phổ biến nhất. CPA không bao gồm các giao dịch chỉ dựa trên chi phí mỗi lần nhấp (CPC).

Bạn có thể xem toàn bộ các số liệu trên với trình quản lý Google Ads:

Google Ads cho phép bạn tùy chỉnh cột báo cáo để xem các số liệu đúng với mong muốn của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  1. Vào mục “Chiến dịch”, chọn chiến dịch bạn muốn xem báo cáo
  2. Nhấp “Cột” chọn “Sửa đổi cột” để xem các thành phần bạn muốn xuất hiện trong báo cáo

3. Làm báo cáo quảng cáo Google Ads bằng Google Analytics

Với công cụ Google Analytics, bạn có thể dễ dàng làm một bản báo cáo quảng cáo Google Ads nhờ những tiện ích mà công cụ này mang lại.

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics

Bước 2: Vào phần “Thu nạp” chọn Google Ads

Bước 3: Chọn xem báo cáo chiến dịch

Với các bước đơn giản, nhanh chóng bạn đã có thể xem đầy đủ bản báo cáo về chiến dịch quảng cáo của mình.

4. Kết luận

Khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo Google Ads, một trong những công việc quan trọng nhất để bạn có thể theo dõi tiến trình, hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đó là thường xuyên cập nhật các bản báo cáo về Google Ads. Những con số sẽ không bao giờ nói dối bạn về chiến dịch bạn đang triển khai. Chính vì thế, sau khi tham khảo bài viết trên, bạn hãy thực hiện ngay một bản báo cáo nhé.

 

Hướng dẫn cách sử dụng Ladipage 2023 – Tạo landing page bán hàng dễ dàng bằng cách “kéo thả”

Khác với trang web – bao gồm nhiều trang con, landing page (trang đích) là một trang đơn mà trên đó cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Mỗi landing page được tạo ra sao cho phù hợp với 1 chiến dịch quảng cáo, với mục đích là kêu gọi người dùng nhanh chóng thực hiện hành động như:

  • Đặt hàng online
  • Điền form thông tin
  • Gọi điện thoại
  • Đăng ký sự kiện offline hoặc online
  • …..

Landing page thường được tạo ra với nội dung phù hợp với chiến dịch quảng cáo, mẫu quảng cáo. Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục nhiều người cũng tạo thêm ra trang pre-landing để chạy quảng cáo hướng khác hàng về landing page. Xem thêm mô tả về landing page trên Wikipedia.

Nên tạo landing page bằng Ladipage hay WordPress?

Những ai chưa biết tạo web bằng WordPress thì đương nhiên là sẽ chọn tạo landing page bằng Ladipage hoặc một nền tảng tạo landing page nào đó cho nhanh đúng không?

Nhưng với những bạn biết tạo web bằng WordPress thì sao? Với quan điểm riêng của mình thì như này:

  1. Nếu bạn đang có web bán hàng chạy bằng WordPress và muốn tạo thêm landing page thì có thể sử dụng WordPress để tạo landing page ngay trên trang web đó để tiết kiệm chi phí. Mặc dù, việc setup thêm các plugin tạo landing page sẽ ngốn thời gian của bạn nếu bạn muốn tạo landing page đẹp, chuyên nghiệp. Và việc cài thêm plugin tạo landing page sẽ làm web bạn nặng hơn nên bạn cần tìm hiểu thêm kỹ năng tối ưu tốc độ load web.
  2. Nếu bạn chưa có web và phải đầu tư mọi thứ để làm trang landing page thì theo mình nên chọn Ladipage. Bởi với Ladipage bạn có thể sử dụng ngay mà không mất phí. Tuy nhiên, để dùng được chuyên nghiệp hơn thì bạn nên đăng ký gói trả phí (chỉ từ 229.000đ/tháng). Khi đó bạn chỉ phải mua tên miền riêng, không phải mua hosting, không phải thuê code cũng có thể tạo landing page chuyên nghiệp rồi. Tính ra sẽ tiết kiệm hơn so với việc thuê làm landing page bằng WordPress đó.

Ngoài ra, có một số điểm mình thấy Ladipage hơn hẳn so với WordPress trong việc tạo landing page như:

Chi phí rẻ hơn: Không phải thuê hosting – dung lượng lưu trữ, băng thông không giới hạn (rất quan trọng nếu chiến dịch quảng cáo kéo lượng traffic lớn), không phải thuê thiết kế giao diện landing page vì có sẵn kho giao diện miễn phí và premium.

Dễ dàng sử dụng: Dù là bạn có biết về code hay không thì với Ladipage bạn sẽ dễ dàng tạo landing page đẹp chỉ bằng cách kéo thả – dễ như chơi xếp hình. Dễ dàng thiết lập các công cụ theo dõi như Google Tag Manager, Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads Conversion, TikTok Pixel,…

Tối đa hóa chuyển đổi đơn hàng: Không chỉ dễ dàng tạo landing page với Ladipage đâu mà Ladipage còn được anh Bình Nguyễn tối ưu hóa chuyển đổi với các công cụ tích hợp như thông báo đơn hàng, vòng quay may mắn, đồng hồ đếm ngược countdown, hiệu ứng animation giúp thúc giục hành động,…

Còn nhiều điểm nữa mà mình không kể hết được ở đây, có lẽ trong thời gian làm việc với Ladipage bạn sẽ dần khám phá ra.

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn đi vào đăng ký tài khoản Ladipage và tạo landing page bằng Ladipage luôn chứ không dài dòng thêm nữa.

Hướng dẫn tạo tài khoản Ladipage

Việc đăng ký tài khoản Ladipage cũng “dễ như ăn kẹo” thôi. Bạn chỉ cần truy cập vào trang Ladipage ở link dưới.

Ngay tại trang mở ra, bạn bấm vào Đăng ký miễn phí hoặc Bắt đầu sử dụng miễn phí như trong hình.

Tiếp đó, bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký để đăng ký hoặc đăng ký bằng Facebook, Google như hình dưới.

Trong đó:

  • (1): Điền đầy đủ thông tin như: Tên, Email, mật khẩu và số điện thoại
  • (2): Click vào biểu tượng Facebook và đăng ký bằng tài khoản Facebook của bạn. Đăng ký xong, bổ sung thêm mật khẩu và số điện thoại.
  • (3): Click vào biểu tượng Google và đăng ký bằng tài khoản Gmail của bạn. Đăng ký xong, bổ sung thêm mật khẩu và số điện thoại.

Sau khi đăng ký xong, bạn sẽ nhận được 1 email thông báo tạo tài khoản Ladipage thành công. Bây giờ bạn có thể dùng Ladipage để tạo landing page bán hàng được rồi.

Cách dùng Ladipage như nào bạn hãy theo dõi tiếp nội dung bên dưới. Mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Ladipage đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn cách tạo Ladipage chi tiết

Sau khi đã có tài khoản Ladipage rồi, bạn đăng nhập và tạo thử landing page luôn đi cho nóng.

Đăng nhập xong, ngay tại trang quản lý landing page bạn có thể tạo một lading page mới bằng cách ấn vào nút Tạo Landing Page mới ở góc trên bên phải như hình.

Trong đó, có 3 lựa chọn cho bạn như sau:

  • Sử dụng giao diện mẫu: Bạn chọn vào đây và bạn sẽ được đưa tới kho giao diện mẫu free của Ladipage. Bạn xem giao diện nào phù hợp với sản phẩm của bạn thì chọn và chỉnh sửa theo giao diện đó. Giao diện landing page free cũng rất đa dạng ngành từ bất động sản, thời trang, nhà hàng, thẩm mỹ, thực phẩm chức năng,…
  • Sử dụng trang trắng: Bạn sẽ tạo ra 1 trang trắng hoàn toàn và bạn có thể thiết kế landing page tùy ý.
  • Tải file .ladipage từ máy tính: Bạn thuê người thiết kế hoặc xin, mua,… ở đâu đó được file landing page có định dạng .ladipage thì upload lên là xong. Tiện đây, mình cũng share luôn kho template ladipage mà mình được cấp khi mua bản PRO cho bạn có thể download về để tham khảo.

Ở đây, mình hướng dẫn cho người mới nên mình sẽ chọn tạo landing page bằng cách sử dụng trang trắng và hướng dẫn bạn các công cụ có trong Ladipage.

Ngay sau khi click vào menu Sử dụng trang trắng, một popup hiện lên yêu cầu bạn nhập Tên landing page (bắt buộc) và Tag (tùy chọn) – giúp bạn quản lý landing page theo thẻ.

Nhập xong bạn ấn Tạo Landing Page và bạn sẽ được dẫn tới trang builder của Ladipage. Tại đây, một thông báo hỏi bạn muốn tạo landing page cho Desktop & Mobile hay chỉ Mobile (nếu chọn Mobile only thì giao diện trên Desktop cũng hiển thị 1 cột như trên mobile).

Bạn có thể thay đổi lại lựa chọn này theo hướng dẫn trong đoạn mô tả trên màn hình.

Bạn chọn sao cho phù hợp với nhu cầu. Sau khi chọn xong, công cuộc thiết kế landing page sẽ bắt đầu.

1. Tạo section mới

Đầu tiên, bạn chọn Thêm mới section. Sau đó lựa chọn mẫu section có sẵn hoặc chọn section trắng để tạo mới 1 section.

Gợi ý: Bạn nên lướt qua các mẫu section có sẵn xem cái nào giống hoặc gần giống với mục đích của bạn thì chọn và chỉnh sửa lại cho nhanh.

Ở đây, do làm hướng dẫn cho bạn nên mình sẽ chọn section trắng để tiện hướng dẫn các công cụ.

Sau khi tạo section xong, bạn click vào khoản trống bên trong section sẽ thấy hiển thị bên tay phải một menu công cụ.

Trong menu công cụ này sẽ có phần thiết lập kích thước, màu sắc,… cho section và một số công cụ khác thì bạn nhìn vào sẽ hiểu ngay (nó bằng tiếng Việt mà) nên mình không giải thích thêm nữa.

2. Tạo các nội dung cho landing page

Bạn nhìn sang thanh công cụ bên tay trái, sẽ có 4 menu bao gồm: Thêm mới, Section, Popup, Ứng dụng.

Trong đó:

  • Menu Thêm mới: Chứa các công cụ tạo các thành phần của trang landing page như: văn bản, hình ảnh, video, hình khối,…
  • Menu Section: Dùng để thêm mới section hoặc click vào section nào đó để di chuyển nhanh tới section đó.
  • Menu Popup: Để tạo popup cho landing page. Popup này có thể chứa form, banner, vòng quay may mắn,… Ladipage cũng có sẵn rất nhiều mẫu popup để bạn chọn.
  • Menu Ứng dụng: Ở đây bạn có thể tạo các ứng dụng như vòng quay may mắn, đồng hồ đếm ngược, tạo thông báo đơn hàng, kết nối với công cụ metu giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cho landing page.

3. Thiết lập toàn trang landing page

Trong trình builder của Ladipage bạn sẽ nhìn thấy menu bên tay phải là menu chứa các công cụ thiết lập cho toàn bộ trang landing page bạn đang tạo.

Trong đó:

  • Menu Xuất bản: Chứa các công cụ như xem trước, lưu, xuất bản hoặc là xem lại lịch sử chỉnh sửa.
  • Menu Mobile: Click vào để xem landing page ở dạng giao diện mobile
  • Menu Undo: Dùng để quay lại thao tác trước đó (phím tắt là Ctrl + Z)
  • Menu Thiết lập: Chứa các công cụ thiết lập cho toàn trang như thiết lập SEO, mạng xã hội, cài mã chuyển đổi Facebook, Google, Tiktok và có thể chèn mã Javascript/CSS vào trang và một số thiết lập khác.
  • Menu LiveChat: Đây là menu chứa các công cụ hỗ trợ như livechat trực tiếp với nhân viên hỗ trợ của Ladipage, tài liệu hướng dẫn, group Facebook,…

Trên đây là trình tự cơ bản nhất khi bạn tạo landing page bằng Ladipage. Ngoài ra, trong quá trình tạo sẽ có nhiều mục thiết lập khác nhau tùy thuộc vào nội dung bạn thêm vào landing page.

Mình sẽ không viết thêm các hướng dẫn chi tiết về thiết lập các mục đó nữa. Bởi, trong trang hướng dẫn của Ladipage đã viết quá đầy đủ rồi nên mình không viết lại.

Trong quá trình tạo landing page, nếu có chỗ nào chưa hiểu bạn hãy truy cập vào trang tài liệu hướng dẫn dưới đây và tìm kiếm mục bạn cần thiết lập là sẽ có hướng dẫn. Nếu không có, hãy nói rõ vấn đề của bạn ở khung bình luận bên dưới. Mình sẽ giúp bạn nếu trong Ladipage không có hướng dẫn.

Sau khi thiết kế xong landing page bạn nhớ ấn Xuất bản -> Lưu (Ctrl + S) để lưu lại.

Vấn đề tiếp theo là bạn nên có tên miền riêng và trỏ landing page về tên miền riêng đó. Mình sẽ tiếp tục hướng dẫn vấn đề này ở bên dưới.

Hướng dẫn trỏ tên miền riêng về Ladipage

Để sử dụng Ladipage với tên miền riêng thì trước hết bạn phải có một tên miền riêng cho mình.

Sau khi bạn đã có tên miền rồi, bạn đăng nhập vào trang quản trị tên miền đó để thao tác trỏ tên miền về Ladipage.

Trỏ tên miền chính về Ladipage

Tại trang quản trị tên miền, bạn trỏ 2 record sau để điều hướng tên miền về Ladipage.

Record 1

  • Host record (Tên): @
  • Type (Loại): A
  • Value (Giá trị): 13.229.38.226

Record 2

  • Host record (Tên): www
  • Type (Loại): CNAME
  • Value (Giá trị): dns.ladipage.com

Vậy là xong. Bạn đã có thể dùng landing page với tên miền riêng rồi.

Trỏ subdomain (tên miền phụ) về Ladipage

Giả sử bạn mới đăng ký tên miền tenmienchinh.com, giờ bạn muốn tạo ra một tên miền phụ trỏ về Ladipage như sanpham.tenmienchinh.com thì làm như sau.

Truy cập vào trang quản lý tên miền và trỏ tên miền chính về Ladipage như ở trên. Sau đó trỏ thêm 1 record như sau để có thể tạo tên miền phụ trỏ về Ladipage.

  • Host record (Tên): sanpham
  • Type (Loại): CNAME
  • Value (Giá trị): dns.ladipage.com

Sau khi trỏ xong, việc bạn cần làm thêm đó là tạo và xác thực tên miền trong Ladipage.

Tạo và xác thực tên miền trong Ladipage

Để thêm tên miền vào Ladipage bạn truy cập vào phần quản lý Tên miền -> Tạo tên miền mới và nhập tên miền với định dạng www.tenmienchinh.com như sau:

Lưu ý

  • Trong mục Nền tảng bạn nhớ chọn đúng LadiPage Cloud DNS
  • Với tên miền chính bắt buộc có www. ở đầu tên miền
  • Với tên miền phụ thì không cần nhập www.

Sau khi tạo xong, bạn cần xác thực tên miền theo cách sau. Click vào menu … và chọn Xác thực ngay. Có 1 cửa sổ mở ra hỏi bạn có chắc chắn muốn xác thực không thì bạn cứ ấn OK nha.

Sau khi xác thực xong bạn sẽ thấy hiện ở cột Trạng thái hiện là Đã xác thực. Tiếp theo đó, bạn tiến hành Bật SSL cho tên miền luôn nha.

Nếu xác thực bị lỗi thì bạn chờ thêm vài tiếng đồng hồ để tên miền của bạn được update sang DNS mới. Sau đó, bạn tiến hành xác thực lại theo các bước ở trên cho đến khi trạng thái xác thực thành công.

OK. Tiếp theo, bạn xem hướng dẫn xuất bản landing page về tên miền riêng ở hướng dẫn phía dưới.

Xuất bản landing page với tên miền riêng

Sau khi tạo landing page và xác minh tên miền riêng trong Ladipage xong. Bạn có thể xuất bản landing page về tên miền riêng của mình bằng cách như sau:

Nhìn sang thanh menu bên tay phải và chọn vào menu Xuất bản -> Xuất bản (phím tắt Ctrl + Shift + P) như trong hình.

Một bảng tùy chọn hiện lên bạn chọn sang tab Tên miền riêng. Sau đó bấm Chọn tên miền và chọn tên miền bạn muốn xuất bản trong danh sách tên miền bạn đã thêm vào Ladipage.

Tiếp theo, trong ô Nhập đường dẫn (nếu có), bạn nhập vào đường dẫn để chạy landing page trong trang con chứ không phải trang chủ tên miền.

Sau khi xong, ấn Xuất bản lại để xuất bản trang landing page.

Ngay sau khi xuất bản xong, bạn truy cập đường dẫn với tên miền riêng vừa thiết lập và kiểm tra xem landing page đã hiển thị OK chưa.

Nếu OK rồi, ngay bây giờ bạn đã có thể lên campain Facebook Ads, Google Ads hoặc Tiktok Ads để test thử landing page này đã hiệu quả chưa.

Dưới đây, bạn sẽ cần biết thiết lập thêm một số mục trong Ladipage để bạn có thể chạy quảng cáo trên landing page tốt hơn.

Thiết lập Ladipage nâng cao để chạy quảng cáo

Hiện nay, mọi người chạy quảng cáo Facebook, Google, Tiktok dẫn về landing page hầu hết đều chọn chạy chiến dịch chuyển đổi.

Tuy nhiên, để chạy quảng cáo chuyển đổi hiệu quả thì việc cần thiết đó là bạn phải thiết lập mã theo dõi và mã chuyển đổi tương ứng với từng kênh quảng cáo trên landing page.

Vậy nên, khi bạn chạy quảng cáo về landing page dùng Ladipage bạn cần phải biết thiết lập đúng các mã chuyển đổi thì hệ thống mới tracking đúng được.

Dưới đây, mình sẽ không hướng dẫn bạn làm điều đó. Thay vào đó mình sẽ trích dẫn cho bạn một số hướng dẫn, bởi những hướng dẫn này đã được Ladipage viết quá chi tiết rồi. Bạn chỉ việc vào đọc và làm theo hướng dẫn là được.

  1. Hướng dẫn gắn mã Google Tag Manager trong LadiPage – Xem chi tiết
  2. Hướng dẫn cài đặt Google Analytics trong LadiPage – Xem chi tiết
  3. Hướng dẫn chèn Pixel Facebook trong LadiPage – Xem chi tiết
  4. Hướng dẫn cài đặt mã Google Ads trong LadiPage – Xem chi tiết

Lời kết

Bài viết hơi dài 1 chút, nhưng đó là tất cả những gì mình muốn nói về Ladipage và hướng dẫn bạn biết cách sử dụng Ladipage để tạo landing page bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm.

Thực sự với ngay cả người biết tạo web bằng WordPress như mình, khi tạo landing page mình vẫn rất thích làm bằng Ladipage hơn bởi nó quá dễ dàng và nhanh chóng.

Bài viết này mình dừng ở đây. Nếu bạn cần mình hỗ trợ gì hãy để lại bình luận ở phía dưới mình sẽ hỗ trợ trong khả năng của mình. Và nếu bạn thấy bài viết này hưu ích hãy like và share như một lời động viên để mình tiếp tục viết thêm nhiều bài viết nữa nhé.

 

Quy trình 5 bước để thiết kế landing page đơn giản mà hiệu quả

Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn

Đảm bảo rằng trang landing page nhắm đến và tương tác với một đối tượng cụ thể. Bạn phải hiểu rõ vấn đề, nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Khi bạn viết nội dung landing page (trang đích), hãy tưởng tượng như bạn đang giao tiếp và thuyết phục một người cụ thể nào đó.

Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn

Nếu bạn muốn hướng lưu lượng truy cập đến trang đích thông qua quảng cáo và chạy nhiều quảng cáo khác nhau, hãy tạo nhiều phiên bản trang landing khác nhau của bạn. Chúng có thể gần giống nhau, nhưng hãy điều chỉnh phần tiêu đề và nội dung khác nhau.

Xác định hành động mà bạn mong muốn nhất (MWA)

MWA (Most wanted action) của bạn là một hành động mà mọi người nên thực hiện trên trang đích. MWA của bạn có thể là khách điền form và để lại thông tin, tham gia hội thảo hoặc khách đặt hàng… Hành động đó là gì sẽ phụ thuộc vào sản phẩm và chiến lược của bạn.

Xác định hành động mà bạn mong muốn nhất (MWA)

Nói chung, nếu sản phẩm của bạn có giá trị cao và phức tạp, tốt nhất bạn nên lấy địa chỉ email của khách hàng và phát triển mối quan hệ qua email. Nếu bạn đang bán các sản phẩm rẻ hoặc đơn giản hơn hãy trực tiếp tập trung vào bán hàng. Nếu sản phẩm của bạn là phần mềm, hãy cung cấp phiên bản dùng thử miễn phí.

Xác định thông điệp của bạn

Xác định thông điệp của bạn

Bạn hiểu rõ khách hàng, vấn đề của họ và những giải pháp bạn có thể cung cấp . Bây giờ hãy liên kết các điều đó để tạo thành một thông điệp dễ hiểu. Không có cách nào để biết trước thông điệp nào sẽ hiệu quả, vì vậy hãy tạo một vài phiên bản thử nghiệm chúng.

Thiết kế trang đích của bạn

MWA của bạn đã sẵn sàng, bạn hiểu đối tượng mục tiêu của mình và bạn có những dự tính về ưu đãi nào sẽ thu hút khách hàng. Vậy làm thế nào để bạn thiết kế một landing page để thúc đẩy khách hàng hành động?

Thiết kế trang đích của bạn

Đầu tiên, liệt kê tất cả các yếu tố bạn cần trên trang landing page của mình.

Muốn thiết kế landing page chuyên nghiệp thì trang đích của bạn cần phải có những thông tin sau:

  • Tiêu đề hấp dẫn để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
  • Logo công ty.
  • Giải thích nhanh về ưu đãi của bạn.
  • Phần giải thích dài hơn về ưu đãi viết phía dưới nếu ưu đãi hoặc sản phẩm phức tạp.
  • Hình ảnh mô tả của sản phẩm bạn cung cấp.
  • Form biểu mẫu đơn giản, lý tưởng là khách chỉ điền 1–3 dòng (thường chỉ có tên và email).
  • Nút mua hoặc đăng ký tùy thuộc vào MWA của bạn.
  • Liên kết trực tiếp đến chính sách bảo mật của bạn.

Hãy nhớ rằng, bạn càng yêu cầu khách truy cập điền vào nhiều dòng, bạn càng tạo ra nhiều sự rối rắm và phiền phức, do đó, sẽ có ít người điền vào form thông tin hơn.

Chọn tên miền và triển khai landing page

Sau khi bạn đã tạo bố cục trang và viết nội dung landing page, hãy kết hợp chúng lại với nhau và yêu cầu đơn vị thiết kế landing page của bạn thiết kế theo mẫu. Sau đó landing page của bạn đã có thể triển khai trên internet.

Chọn tên miền và triển khai landing page

Hãy chọn tên miền và các URL đơn giản mà người dùng có thể dễ dàng nhận ra. Bạn có thể chọn tên miền theo sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp hay từ khóa SEO.

Nếu landing page của bạn là về “hội thảo kinh doanh online” thì URL của bạn phải là “tênlandingpage.com/hoi-thao-kinh-doanh-online”. Những URL như vậy thường tạo ra tỷ lệ nhấp (CTA) tốt hơn trên quảng cáo Google Ads. Người tìm kiếm nhập vào “hội thảo kinh doanh online” có nhiều khả năng nhấp vào quảng cáo có URL chứa từ khóa như trên.

Quy trình thiết kế landing page với GoLEAD

Nếu bạn chọn thiết kế landing page từ các đơn vị thiết kế dịch vụ thì sẽ mất nhiều thời gian và quy trình như trên. Hiện nay quy trình thiết kế landing page khá dễ dàng với các trình ứng dụng thiết kế landing page như GoLEAD.

Quy trình thiết kế landing page với GoLEAD

Với GoLEAD bạn không cần phải lên ý tưởng và vẽ cấu trúc của landing page. Bạn chỉ cần chọn mẫu landing page được thiết kế sẵn theo ngành nghề hoặc mục đích sử dụng như Flash sale, đặt trước sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, thu thập thông tin…

Sau đó bạn có thể tùy chỉnh các thành phần của landing page, thêm hình ảnh, video, chỉnh font chữ, màu sắc, và điền nội dung theo cấu trúc landing mẫu. Chỉ với vài thao tác đơn giản bạn có thể tạo được landing page chuyên nghiệp với các mẫu được thiết kế sẵn, có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Ngoài ra nếu bạn muốn tạo một Landing page theo yêu cầu thì bộ phận thiết kế và chăm sóc khách hàng của GoLEAD cũng sẽ đáp ứng các yêu cầu thiết kế của riêng bạn. Với GoLEAD bạn sẽ có một thiết kế landing page chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp.

Trang landing page nên dài bao nhiêu?

Landing page nên dài hay ngắn? Không có câu trả lời chính xác. Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn cung cấp ưu đãi miễn phí, thì landing page nội dung ngắn sẽ hoạt động tốt hơn.

Trang landing page nên dài bao nhiêu?

Nếu bạn tạo landing page để khách phải bỏ tiền mua hàng, nội dung dài sẽ hoạt động tốt hơn. Khách càng phải bỏ ra nhiều tiền, nội dung phải càng dài.

Nội dung ngắn có hiệu quả hơn khi landing page đưa ra các ưu đãi miễn phí, giá rẻ hoặc khiến khách không phải suy nghĩ nhiều. Nội dung landing page ngắn cũng hoạt động tốt đối với các giao dịch mua hàng bốc đồng hoặc mua theo cảm xúc (ví dụ: vé xem hòa nhạc, quà tặng .. hoặc thứ gì đó đẹp đẽ).

Khi khách cần phải suy nghĩ và phân tích trước khi mua hàng thì landing page nội dung dài giúp bạn đưa ra các dẫn chứng thuyết phục bằng cách thêm vào các giải thích, bằng chứng, chứng thực, đánh giá của khách hàng

Sử dụng nội dung dài cho các sản phẩm cần phải cung cấp nhiều thông tin để giúp khách hàng đưa ra quyết định.

Các nền tảng tạo landing page miễn phí

Các nền tảng tạo landing page miễn phí

Nếu bạn không muốn bỏ tiền ra làm landing page thì có thể sử dụng các nền tảng tạo landing miễn phí sau:

  • Wix.com;
  • WordPress;
  • GetResponse;
  • Weebly.

Khi sử dụng các nền tảng này thì cách làm landing page và thiết kế landing page rất dễ dàng và nhanh chóng. Nhất là các website sử dụng công nghệ thiết kế kéo và thả (drag and drop) như Wix và Weebly.

Tuy nhiên sử dụng nền tảng miễn phí cũng có nhược điểm của nó. Khi bạn sử dụng các website và nền tảng tạo landing miễn phí như trên thì bạn không thể kết nối tên miền thương hiệu riêng của mình. Nếu muốn sử dụng tên miền riêng bạn phải mua hosting và tên miền của nhà cung cấp nền tảng landing page với mức giá khá cao.

Kiến thức tổng quan về Landing page từ a-z

1. Landing Page là gì?

“Trong các chiến dịch marketing và quảng cáo, Landing Page là một trang web đơn, được thiết kế để dẫn dắt và thuyết phục người đọc cho một mục tiêu tập trung duy nhất (chuyển đổi mua hàng/đăng ký form…)”.

Các trang Landing Page được thiết kế đơn giản và tập trung vào một mục tiêu duy nhất. Đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời giúp thương hiệu tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm chi phí tiếp cận khách hàng tiềm năng trong các chiến dịch Marketing.

2. Tổng quan về Landing Page: sự khác biệt giữa Website và Landing Page:

Nhìn chung, Website và Landing Page có giao diện khá giống nhau nên nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì Landing Page và Website có rất nhiều điểm khác biệt:

Đầu tiên, về giao diện nội dung và chức năng sử dụng: Đối với Website, nội dung được phân chia thành nhiều danh mục như giới thiệu thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, thông tin liên hệ, blog…Còn Landing Page chỉ là một trang web đơn tập trung vào một mục tiêu duy nhất, không có chức năng điều hướng khách hàng sang các trang web con khác.

Thứ hai, về mục đích sử dụng: Website cung cấp nhiều thông tin đến khách hàng liên quan đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ, giúp tăng độ tin cậy, uy tín và chuyên nghiệp cho thương hiệu. Còn Landing Page có nội dung giới hạn nhưng chuyên sâu, có yếu tố CTA như mua hàng, đăng ký form…, giúp thúc đẩy và khuyến khích khách hàng quyết định mua hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ các chiến dịch quảng cáo.

3. 5 lý do nên bắt đầu với Landing Page – tổng quan về landing page

1. Tăng khách hàng tiềm năng (lead), tăng tỷ lệ chuyển đổi:

Nếu như website được dùng để cung cấp nhiều nhóm thông tin cũng như những sản phẩm khác nhau thì Landing Page được sinh ra để cung cấp một ưu đãi cụ thể nào đó, giúp tối ưu chuyển đổi. Nội dung trong một Landing Page tốt luôn được quy hoạch tập trung nhằm điều hướng tới mục tiêu chuyển đổi được định sẵn, không có thông tin thừa. Vì vậy mà tỷ lệ chuyển đổi từ người truy cập trang sang khách hàng tiềm năng tại Landing Page cao hơn nhiều so với website.

2. Giảm chi phí cho 1 khách hàng tiềm năng (CPL)

Một trong số những cách giúp giảm chi phí cho các chiến dịch chạy quảng cáo lấy lead hay data là tăng thời lượng trên trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khi không có các loại đường dẫn hướng ra bên ngoài, khách hàng sẽ dành nhiều thời gian hơn để đọc thông tin sản phẩm/dịch vụ trên Landing Page. Thời gian họ bỏ ra để hấp thụ nội dung ở Landing Page càng nhiều thì niềm tin với trang càng tăng và tỷ lệ đăng ký thông tin càng cao.

3. Tăng trải nghiệm khách hàng

Landing Page có khả năng cung cấp rất đầy đủ thông tin và trình bày trực quan hơn các bài post quảng cáo thông thường. Điều này giúp khách hàng nắm được nhiều thông tin và có thiện cảm với sản phẩm của bạn hơn. Một trang Landing Page có thể khiến sản phẩm thay đổi từ bình thường, trở nên sang trọng nếu biết tận dụng các yếu tố thiết kế phù hợp.

4. Quản lý dữ liệu tập trung và tự động

Dữ liệu khách hàng được tập trung ở 1 kênh giúp tối ưu luồng vận hành giữa đội Marketing và Sales. Landing Page cho phép bạn kết nối tự động với phần mềm, thường thấy nhất là Google Sheet để lưu trữ data khách hàng vì sử dụng dễ dàng và thuận tiện. Dữ liệu được bắn về sheet một cách tự động và cập nhật liên tục liên tục theo thời gian.

5. Dễ thử nghiệm, thay đổi và tối ưu

Đối với Landing Page, việc “đập đi xây lại” một trang mới là điều khá dễ dàng vì không cần biết lập trình. Chúng ta có cơ hội thử nghiệm và nhận kết quả nhanh, đôi khi chỉ cần thay tiêu đề là tỷ lệ chuyển đổi đã tăng lên.

4. 2 loại Landing Page phổ biến:

Lead Generation Landing Pages (Landing Page thu thập thông tin khách hàng tiềm năng):

Landing Page này thường sử dụng các biểu mẫu kêu gọi hành động như đăng ký, điền form, mã giảm giá, quà tặng, tư vấn miễn phí…để thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, bao gồm tên, địa chỉ, email, sdt…

Clickthrough Landing Pages: (Landing Page chuyển đổi trung gian):

Đây là loại Landing Page nhằm mục tiêu điều hướng người truy cập chuyển chuyển đến trang nội dung chính. Hình thức này sử dụng CTA để người xem click chuột để chuyển đến trang chính mà không cần điển bất kỳ form đăng ký nào.

Hình thức này được sử dụng phổ biến tại các trang thương mại điện tử với nút “Thêm vào giỏ hàng” hoặc “Mua ngay”.

4. Kết:

Qua bài viết này, GIGAN hi vọng bạn đã có những kiến thức tổng quan về Landing Page và tầm quan trọng của nó. Tùy vào mục tiêu Marketing mà bạn hãy lựa chọn cách thức phù hợp để tối ưu Landing Page, mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch Marketing.