1. Mẫu báo cáo Google Ads chính chủ từ Google
Google hiện nay đang cung cấp các mẫu báo cáo dành cho dịch vụ Google Ads cũng như Marketing nói chung nhằm giúp nhà quảng cáo có cái nhìn tổng quan về chiến dịch quảng cáo của mình và nắm bắt được những con số thể hiện hiệu quả quảng cáo.
Có rất nhiều mẫu quảng cáo được Google tung ra, mỗi mẫu báo có những đặc trưng riêng tuỳ vào nhu cầu của bạn. Bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo Google Ads tại đây.
Một số mẫu báo cáo tiêu biểu được sử dụng như:
1.1 Mẫu báo cáo Google Ads tìm kiếm
1.2 Mẫu báo cáo Google Ads Shopping
1.3 Mẫu báo cáo Google Ads hiển thị
2. Những thành phần cần có trong báo cáo Google Ads
Để đảm bảo bản báo cáo của bạn cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để đánh giá chiến dịch thì bạn cần bao gồm những thành phần thiết yếu sau trong báo của Google Ads của bạn:
2.1 Từ Khóa (Keywords)
“Từ khoá” trong Google Ads có thể được coi như cầu nối giữa quảng cáo của bạn và khách hàng. Khách hàng truy vấn từ khoá và Google sẽ trả kết quả phù hợp với từ khoá đó kể cả kết quả quảng cáo.
Chính vì thế, trong báo cáo bạn cần có số liệu về các từ khoá bạn dùng để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
2.2 Hiển Thị (Impression)
Bất cứ khi nào quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm qua Google, điều này được tính là một “lần hiển thị” trong Google Ads.
Về cơ bản, đó là số lần quảng cáo của bạn được “nhìn thấy”, mặc dù đây là một thuật ngữ nên được sử dụng một cách lỏng lẻo — chỉ vì quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, điều đó không có nghĩa là người dùng thực sự đã nhìn thấy nó.
2.3 CTR
“CTR” trong Google Ads là tỷ lệ tổng thể của tần suất những người xem quảng cáo thực sự nhấp vào quảng cáo của bạn. Nó được tính bằng cách chia tổng số nhấp chuột mà quảng cáo của bạn nhận được cho tổng số lần hiển thị.
2.4 Click
“Click” trong Google Ads được ghi lại bất kỳ khi nào ai đó nhấp vào bất kỳ văn bản liên kết màu xanh lam nào trong quảng cáo của bạn.
Điều quan trọng cần lưu ý là nếu ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn và không thể truy cập trang web của bạn (lỗi 404, sự cố wifi, v.v.) thì mức độ tương tác của họ sẽ vẫn được ghi lại dưới dạng nhấp chuột.
2.5 Chuyển Đổi (Conversions)
“Lượt chuyển đổi” trong Google Ads được tính bất cứ khi nào người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn và sau đó thực hiện một hành động mà bạn đã xác định là quan trọng (tức là lượt truy cập vào một trang web cụ thể, đăng ký, v.v.).
2.6 CPA (Chi phí/Chuyển đổi)
“CPA” trong Google Ads được xác định cho mỗi hành động liên quan trực tiếp đến một số loại chuyển đổi, trong đó doanh số và lượt đăng ký là phổ biến nhất. CPA không bao gồm các giao dịch chỉ dựa trên chi phí mỗi lần nhấp (CPC).
Bạn có thể xem toàn bộ các số liệu trên với trình quản lý Google Ads:
Google Ads cho phép bạn tùy chỉnh cột báo cáo để xem các số liệu đúng với mong muốn của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Vào mục “Chiến dịch”, chọn chiến dịch bạn muốn xem báo cáo
- Nhấp “Cột” chọn “Sửa đổi cột” để xem các thành phần bạn muốn xuất hiện trong báo cáo
3. Làm báo cáo quảng cáo Google Ads bằng Google Analytics
Với công cụ Google Analytics, bạn có thể dễ dàng làm một bản báo cáo quảng cáo Google Ads nhờ những tiện ích mà công cụ này mang lại.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics
Bước 2: Vào phần “Thu nạp” chọn Google Ads
Bước 3: Chọn xem báo cáo chiến dịch
Với các bước đơn giản, nhanh chóng bạn đã có thể xem đầy đủ bản báo cáo về chiến dịch quảng cáo của mình.
4. Kết luận
Khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo Google Ads, một trong những công việc quan trọng nhất để bạn có thể theo dõi tiến trình, hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đó là thường xuyên cập nhật các bản báo cáo về Google Ads. Những con số sẽ không bao giờ nói dối bạn về chiến dịch bạn đang triển khai. Chính vì thế, sau khi tham khảo bài viết trên, bạn hãy thực hiện ngay một bản báo cáo nhé.